Ngày đăng: 03:00 PM 29/08/2019 - Lượt xem: 3126
Trong những năm trở lại đây, việc sử dụng gạo hữu cơ thay thế cho những sản phẩm gạo khác đang dần trở thành xu thế ở những hộ gia đình Việt Nam. Điều đó chứngtỏ những lợi ích mà sản phẩm gạo hữu cơ mang lại đang ngày càng được người tiêu dùng Việt Nam thừa nhận và ủng hộ. Có thể ai trong chúng ta cũng đều không hề xa lạ với định nghĩa thế nào là gạo hữu cơ. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng để cho ra đời những sản phẩm gạo hữu cơ nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, những chuyên gia, kỹ sư nông nghiệp đã miệt mài nghiên cứu, thử nghiệm, đánh giá và đầu tư một dây chuyền sản xuất khép kín từ khâu chọn đất, chọn giống, trồng trọt, chăm bón, thu hoạch, xay xát, bảo quản và đóng gói…tất cả công đoạn ấy tuân thủ nghiêm ngặt một quy trình theo tiêu chuẩn sản xuất sản phẩm hữu cơ của Mỹ.
Quy trình sản xuất gạo hữu cơ đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức, chi phí và tâm huyết của một tập thể, cùng với công nghệ cao đảm bảo sản phẩm đạt đến độ tuyệt hảo và chất lượng nhất. Tất cả công đoạn và quy trình được kiểm soát chặt chẽ bởi đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, có chuyên môn cao và không ngừng sáng tạo. Sản phẩm đầu cuối được đưa đi kiểm nghiệm tại những trung tâm kiểm nghiệm uy tín trong nước và quốc tế. Quy trình sản xuất gạo hữu cơ được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn trồng, thu hoạch lúa hữu cơ và giai đoạn sản xuất đóng gói gạo hữu cơ. (Bài viết dựa trên quy trình sản xuất gạo hữu cơ Công ty Gạo Việt).
Quy trình trồng và thu hoạch lúa hữu cơ
NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN VÀ ĐỦ ĐỂ SẢN XUẤT LÚA HỮU CƠ
*Đất đai
Lúa hữu cơ cần phải được trồng ở vùng đất sạch, không dư lượng hóa chất, không ô nhiễm, không bị ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, bệnh viện, nghĩa trang, các nguồn ô nhiễm khác, ruộng sử dụng phân bón hóa học lâu năm phải được xử lý bằng cách sử dụng phân hữu cơ vi sinh ít nhất 03 vụ liên tiếp.Để chọn được một vùng đất canh tác hữu cơ, đội ngũ kỹ sư của Gạo Việt phải nghiên cứu đánh giá và chọn lựa vùng thổ nhưỡng thật sự phù hợp, chính yếu tố thổ nhưỡng này sẽ giúp cây lúa tăng trưởng tốt, ít sâu bệnh, đặc biệt hạt lúa hấp thu nhiều dưỡng chất tự nhiên sẽ làm gạo ngon hơn và dinh dưỡng nhiều hơn.Những giống lúa hữu cơ sẽ được canh tác trên từng cánh đồng riêng biệt, có đảm bảo cách ly với khu vực gieo trồng thông thường.
*Nước tưới
Đối với các giống lúa bình thường hay lúa hữu cơ thì nhất định phải có hệ thống mương tưới tiêu tốt, đủ nguồn nước tưới để đảm bảo việc chủ động tưới, tiêu thoát nước cho từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và quan trọng là không bị ô nhiễm do các tác nhân hóa học.Nước tưới trên cánh đồng hữu cơ của Gạo Việt được xử lý, lọc các chất độc hại, chất kiềm và không để lẫn những hóa chất hay rác thải độc hại. Nguồn nước này chủ yếu lấy từ nguồn nước thiên nhiên để đảm bảo vị ngon của hạt gạo.
*Giống
Gạo Việt chỉ định sử dụng những giống lúa có chứng nhận Quốc gia đạt tiêu chuẩn quy định của Bộ Nông nghiệp và những giống đạt tiêu chuẩn hữu cơ.
Bên cạnh đó, Gạo Việt ưu tiên sử dụng các giống tốt, nguồn gốc rõ ràng và có hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Nhất là chúng tôi kết hợp với các viện nghiên cứu để nghiên cứu ra những giống mới dành riêng cho Gạo Việt.
*Phân bón & chế phẩm sinh học
Cánh đồng lúa hữu cơ của Gạo Việt chỉ sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh do chính công ty sản xuất theo tiêu chuẩn Mỹ. Phân bón hữu cơ, vi sinh có dạng nước, dạng khoáng, dạng viên và chế phẩm sinh học. Cụ thể, phân hữu cơ và khoáng thiên nhiên như phân dơi, phân chim, phân cá, phân rau xanh phải được xử lý phù hợp và một loạt các biện pháp tự nhiên, sinh học để duy trì và nâng cao độ phì của đất. Đồng thời tạo ra các loại vi sinh vật tự nhiên chống lại những vi sinh vật và mầm bệnh độc hại trong đất, nâng cao sức đề kháng cho cây lúa.
*Đội ngũ kỹ sư, chuyên gia
Con người đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và điều tiết toàn bộ quy trình. Chúng tôi có đội ngũ kỹ sư có tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm và không ngừng cập nhật nâng cao kiến thức về sản xuất sản phẩm hữu cơ.
Ngoài ra, quy trình chăm sóc lúa, các chuyên gia nông nghiệp sẽ theo dõi chặt chẽ quá trình sinh trưởng của lúa để đảm bảo sinh trưởng tự nhiên, cấm tuyệt đối với chất kích thích hoặc chất tăng trưởng.Từng giai đoạn phát triển của cây lúa sẽ được mang mẫu đi kiểm nghiệm, phân tích liên tục.
100 ngày kiểm soát nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn Mỹ
Một năm chúng tôi chỉ sản xuất 02 vụ, thời gian còn lại để tái tạo đất. Trước khi xuống giống, đất được đầu tư làm kỹ lưỡng. Làm đất phải cày sâu, bừa cho đất nhuyễn, mặt ruộng phải bằng để thuận lợi cho việc cấy lúa. Trước khi cấy lúa phải bón lót một lượng phân hữu cơ, vi sinh nhằm giúp cây lúa dồi dào dưỡng chất để phát triển. Lúa được chọn thời điểm thích hợp và cấy xuống đồng.
Sau khi cây lúa bén rễ, đội ngũ kỹ sư của Gạo Việt sẽ túc trực hàng ngày để kiểm tra lượng nước, mức độ tăng trưởng của cây lúa và bón phân đúng thời điểm. Trong toàn bộ quy trình phát triển, cây lúa được bón 05 lần phân hữu cơ, vi sinh theo một dung lượng đã được tính toán kỹ lưỡng trên diện tích cây lúa. Đồng thời, tùy vào thời điểm mà bón những loại phân thích hợp để kích thích cây lúa ra rễ, nảy nhánh, phát triển lá, làm đòng và trổ bông.
Việc kiểm soát dịch hại và sâu bệnh là một thách thức cho cả người trồng lúa thông thường và lúa hữu cơ.Những người trồng lúa phải đối mặt với vấn đề dịch hại lớn nhất là rầy nâu, bệnh đạo ôn, cỏ dại, ốc bưu vàng,…làm cho lúa phát triển kém và năng suất thấp. Trong sản xuất lúa hữu cơ, chúng tôi áp dụng các giải pháp trồng đúng thời vụ, kết hợp né rầy gây hại, chọn giống chống chịu và phù hợp và áp dụng các biện pháp canh tác để kiểm soát sâu bệnh. Ngoài ra, có thể áp dụng các biện pháp quản lý bằng sinh học như nuôi, thả vịt trong ruộng lúa giai đoạn sớm và trước khi cấy cho đến trước khi lúa trổ để ăn các loại dịch hại lúa như ốc bưu vàng, sâu, rầy các loại, đặc biệt là rầy cám (rầu nâu). Do đó, bệnh thường gặp ở cây lúa trên đồng hữu cơ Gạo Việt giảm hẳn so với cây lúa thông thường.
Sau khi lúa làm đòng, trổ bông và chín sẽ được thu hoạch một cách kỹ lưỡng và đưa về nhà máy để xay xát.
Quy trình xay xát, kiểm tra chất lượng, đóng gói và bảo quản gạo hữu cơ
QUY TRÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
*Chỉ tiêu độc chất
- Không có dư lượng kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật.
- Hàm lượng nitrate < 50mg/kg.
- Độc tố aflatoxin do vi nấm: không phát hiện bằng kỹ thuật sắc ký lớp mỏng hiện đại.
*Chỉ tiêu côn trùng và nấm mốc
- Tổng số bào tử nấm mốc trong 1kg gạo không lớn hơn 10,000 bào tử.
- Không có côn trùng.
*Chất lượng gạo
- Các chỉ tiêu về chất lượng gạo trắng như độ dài hạt, tỷ lệ gạo nguyên, tỷ lệ bạc bụng, ẩm độ, tạp chất,…phải đảm bảo hạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của tiêu chuẩn TCVN 5644:1999 3.3.
- Thu hoạch: Trước khi thu hoạch 10-15 ngày tiến hành tháo khô nước ruộng chuẩn bị thu hoạch.
- Gặt: Đúng độ chín (trên 95% hạt trên bông chuyển qua màu vàng rơm). Nên sử dụng máy gặt đập liên hợp.
- Phơi: Không phơi mớ ngoài đồng, sân phơi phải có lót bên dưới, tuyệt đối không phơi lúa trên lộ giao thông. Gạo phải được phơi, sấy khô xuống độ ẩm khoảng 14% để bảo quản.
- Sấy: Lúa sấy không quá 45oC, trong thời gian từ 18 đến 24 giờ.
- Gạo lứt không phải qua quá trình đánh bóng gạo trắng. Do đó, lúa phải được để chín hoàn toàn để hương vị đầy đủ và thơm ngon.
- Lúa chế biến gạo lứt thường được thu hoạch ở độ ẩm 16 - 18%. Điều này tạo ra việc chín hoàn toàn hơn, hạt gạo phát triển đầy đủ với một hương vị phong phú hơn.
ĐÓNG GÓI VÀ BẢO QUẢN GẠO HỮU CƠ
Đóng gói sản phẩm là khâu cuối cùng trong quy trình sản xuất gạo hữu cơ Orgagro. Cụ thể, khi gạo được đưa về nhà máy, chất lượng gạo vẫn được đảm bảo, quy trình đóng gói phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn hữu cơ, không dùng các chất bảo quản, chất tạo màu, tạo hương liệu, chất tẩy trắng,…
Để bảo quản gạo tốt thì toàn bộ gạo khi đóng gói được hút chân không và bảo quản trong kho khô ráo thoáng mát. Sản phẩm thường xuyên được kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm.
Tham khảo một số sản phẩm gạo hữu cơ: